Những lý do cực “ngớ ngẩn” mà khiến bạn không bao giờ thành công

Những sinh viên giỏi trong top của trường đại học sau khi ra trường đều làm trong những ngành giống nhau như: Công nghiệp, tài chính, tư vấn… và rất ít người theo đuổi đam mê.

Có 1 câu nói rất nổi tiếng của nhà tỷ phú thương mại điện tử Jack Ma: “Những người thông minh sẽ cần tìm kẻ ngốc để lãnh đạo”. Trên thực tế sự thông minh bị hạn chế bởi nhiều yếu tố khiến họ khó khăn thành công hơn chúng ta nghĩ. Có thể nghe điều này rất vô lý, vì hiển nhiên 1 người thông minh họ có đủ sự tự tin, kiến thức, tố chất để đạt được thành công của họ. Nhưng chúng ta cũng thấy, người thông minh thường làm thuê cho kẻ khác là nhiều. Vì sao lại vậy? Bài viết: “Những lý do ngớ ngẩn khiến người thông minh không bao giờ thành công” dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời xác đáng.

Không thành công do phức tạp hóa vấn đề

Thông thường những người thông minh họ sẽ thích nghĩ thấu đáo trước khi hành động, đây là 1 điều tốt. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp điều đó sẽ không có hiệu quả. Đôi khi chúng ta chỉ cần đơn giản hóa mọi chuyện để giải quyết chúng dễ dàng. Và phức tạp hóa mọi chuyện khiến họ bỏ qua yếu tố quan trọng dẫn đến việc không thành công, là thực hành. Suy nghĩ quá nhiều khiến họ quên đi thực tế.

Người thông minh không thích sự mạo hiểm

Cùng lý do như việc họ phức tạp hóa vấn đề, lý do này khiến mọi chuyện trở nên rối tung và việc mạo hiểm tính toán quá nhiều rủi ro xảy ra khiến họ bỏ mất khá nhiều cơ hội. Vì họ luôn chọn phương án an toàn nhất và điều đó với tính chất kinh doanh hiện nay cùng thị trường đầy biến động thì nó không hẳn là phù hợp. Cơ hội chỉ đến rất ít, bỏ ra là mất 1 lần không thành công.

Không thành công khi họ ngừng cố gắng


Người có trí thông minh thường lười biếng. Những người thông minh này lại không tập trung vào phát triển khả năng tự nhiên của mình. Thay vì đó, những người không có nhiều tài, họ lại dành thời gian cho việc thực hành, điều này khiến họ gặt hát được thành công dễ dàng hơn.

Họ đánh giá thấp các kỹ năng trong xã hội

Một vài người thông minh không hề nhận ra rằng, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, nhưng mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế. Họ không bao giờ cải thiện các kỹ năng xã hội, học cách tạo mối quan hệ, ngược lại họ thường không thích những ai vượt trội hơn họ.

Luôn cho mình là đúng

Những người thông minh có cái tôi khá cao, họ luôn tự tin vào chính mình, điều đo là tốt, nhưng sự tự tin đến mức họ không nghe ý kiến của những người khác, bỏ qua nhiều yếu tố xung quanh và coi thường những yếu tố nhỏ nhặt tác động không tốt đến công việc. Điều đó là điều tệ hại cho lý do vì sao họ không thành công. Cái tôi quá cao cũng khiến họ không ưa thích làm việc nhóm, chia sẻ hay thu nhận ý kiến từ phía người khác để suy nghĩ của chính họ. Và thêm nữa họ sợ sai vì họ sợ mất mặt trước mặt người khác.

Làm việc độc lập

Sự thông minh quá khiến những con người này tin tưởng quá mức vào bản thân mình và họ làm việc một mình vì sợ thêm người khác sẽ hỏng việc. Nó cũng giống như cái tôi hay sự phức tạp hóa. Họ luôn tự quyết định mọi việc của chính mình mà quên đi rằng, mỗi một cá nhân sẽ có 1 quan điểm và suy nghĩ riêng và điều đó đem ra xem xét 1 cơ hội nào đó đôi khi sẽ là điều tuyệt vời khi không bị phân tâm bởi những ý kiến khác, nhưng đôi khi đó là con dao 2 lưỡi giết chết sự thành công.

Họ coi việc học và trí thông minh là như nhau

Nhà xã hội học Liz pullen cho biết, rất nhiều người cho rằng, trình độ học vấn phản ánh trí thông minh. Trong rất nhiều trường hợp, những người học giỏi đạt được thành công, tuy nhiên, có hàng ngàn câu chuyện liên quan đến những tý phú còn chưa đỗ đại học.

Đi theo lối mòn

Những sinh viên giỏi trong top của trường đại học sau khi ra trường đều làm trong những ngành giống nhau như: Công nghiệp, tài chính, tư vấn… và rất ít người theo đuổi đam mê.

Là một ông chủ doanh nghiệp rất thành công ở New York (Mỹ), Lee Semel cho rằng: “Rất nhiều người thông minh đều chỉ là những người đi sau, họ không phải là người tiên phong bởi vì họ đã dành quá nhiều thời gian cho việc học và đạt thành tựu. Vì lẽ đó họ không bao giờ tìm ra được sở thích của họ là gì, và không bao giờ thử làm điều gì đó đặc biệt.”

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *