Nhà tuyển dụng hỏi gì phỏng vấn nhân viên kinh doanh?
Có nhiều bạn xin vị trí kinh doanh như khi bị hỏi “bạn có biết chúng tôi bán cái gì không?” thì ngồi “đần mặt ra”, không nói, không rằng gì nhưng vẫn khảng định em có thể làm tốt và mang về doanh thu.
Nhân viên kinh doanh là một trong những vị trí quan trọng hàng đầu đối với một doanh nghiệp bởi lẽ có nhân viên kinh doanh là có doanh thu, có nhân viên kinh doanh giỏi đồng nghĩa với doanh thu lớn, tăng trưởng cao, khách hàng được chăm sóc, thị phần ngày càng gia tăng. Vì vậy công cuộc săn tìm nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mạnh với cơ chế ngày càng mở.
Nhưng đôi khi do chưa biết làm gì, chưa xin được việc gì nhiều ứng viên cũng nghĩ tìm đại lấy một việc và nghĩ ngay đến việc nhân viên kinh doanh vì dẫu sao cũng dễ xin hơn vì nhà tuyển dụng chỉ trả lương, thưởng khi có doanh thu, nên họ cũng dễ dãi trong tuyển dụng.
Là linh chiến trường nên bạn phải luôn là người dẫn đầu!
Nhà tuyển dụng mong muốn gì ở ứng viên vị trí nhân viên kinh doanh?
Nhân viên kinh doanh – “Lính chiến trường” mà đã là lính thì phải thiện chiến, quyết tâm, năng động, linh hoạt, sáng tạo thì mới có thể làm chủ tình huống và chiến thắng được, vậy nên chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ mong chờ rất nhiều điều từ một ứng viên. Nó có thể khái quát như các nội dung như sau:
Thứ nhất, về tố chất nghề
Khi tôi ngồi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh có bạn chỉ cần bước vào cửa tôi đã nghĩ ngay rằng bạn ấy sẽ đạt và thực tế khi phỏng vấn thì bạn ấy đạt thật đó là do ngay khi vào cửa bạn đó đã thể hiện được tố chất của mình.
Đó là một người “nhanh nhảu”, vừa bước vào cửa đã chào to, xởi lởi, vui vẻ, miệng chào mắt cười và giao tiếp một cách tự nhiên thu hút. Toát lên vẻ năng động, nhiệt huyết, sáng tạo trong con người của một ứng viên kinh doanh.
Vậy xét về mặt tố chất thì nhà tuyển dụng luôn cần một người nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát, giao tiếp tốt, tự tin, thân thiện.
Thứ hai, biết mình đang bán cái gì
Có nhiều bạn xin vị trí kinh doanh như khi bị hỏi “bạn có biết chúng tôi bán cái gì không?” thì ngồi “đần mặt ra”, không nói, không rằng gì nhưng vẫn khảng định em có thể làm tốt và mang về doanh thu.
Đương nhiên, có thể bạn là ứng viên, chưa hiểu rõ chi tiết sản phẩm, nhưng ít ra bạn cũng phải biết là bạn xin việc và chuẩn bị bán cái gì, vì thế mời biết khách hàng là ai, có bao nhiêu người, từ đâu đến, cách tiếp cận là gì, tư vấn nói thế nào.
Năng động sáng tạo, hiểu biết rõ về sản phẩm
Thứ ba, hiểu biết về khách hàng
Từ việc nhận biết mình bán gì thì nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến việc khách hàng của bạn là ai, có bao nhiêu người, họ có đặc điểm thế nào và họ đang cần điều gì? Chỉ có thế nhân viên kinh doanh – chính là bạn mới có thể tư vấn, tiếp cận, chăm sóc và đánh đúng điều khách hàng đang cần, khách hàng đang tìm kiếm.
Hiểu biết về khách hàng còn là việc bạn biết khách hàng ở đâu và làm thế nào để tiếp cận đến họ, việc này vô cùng quan trọng chỉ có thế bạn mới có thể giới thiệu những sản phẩm dịch vụ đến khách hàng được. Đồng thời mỗi khách hàng mỗi đặc tính khác nhau vì thế mà cách thức tiếp cận cũng khác nhau.
Vậy nên nhà tuyển dụng luôn đánh giá rất cao những ứng viên biết, hiểu về “thượng đế” của mình.
Thứ tư, biết lắng nghe, giữ lời và tôn trọng khách hàng
Có nhiều nhân viên kinh doanh tôi từng gặp luôn nói những điều mà họ cho là cần thiết một cách hay ho và ấn tượng, nhưng rồi vẫn ra về tay trắng vì họ không biết lắng nghe khách hàng, không biết khách hàng cần gì, liệu họ có đáp ứng được hay không, nên không thể tư vấn đúng cái mà khách hàng cần.
Tôi cũng từng gặp nhân viên kinh doanh, khi chưa ký hợp đồng thì ngon ngọt, ký xong nộp tiền xong, là xong, hỏi hướng dẫn còn khó chịu, tỏ thái độ coi thường khách hàng. Dĩ nhiên những người như vậy sẽ không khi nào có được khách hàng thân thiết và không phải là người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Thứ năm, khả năng giao tiếp, tư vấn
Hiểu sản phẩm, biết khách hàng rồi, đến gặp gỡ rồi mà không thể truyền tải nhưng ưu việt, những đặc tính, những điều khách hàng cần, đang tìm kiếm thì quả là tại hại, đây có thể coi là giai đoạn quyết định để ra kết quả, để mang lại những doanh thu.
Vì vậy nhà tuyển dụng luôn cần một những khéo léo, ứng xử linh hoạt, thân thiện trọng tâm trong giao tiếp.
Thứ sáu, thị trường và đối thủ
Nhà tuyển dụng cũng quan tâm và đánh giá cao đến ứng viên hiểu biết về thị trường và đối thủ của mình, từ đó biết cách nhận định, đánh giá, so sánh làm điểm tựa để thuyết phục khách hàng.
Hiểu thị trường, hiểu đối thủ cũng biết cách xác lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực và đánh giá để tham mưu đề xuất xây dựng những chính sách, chương trình xúc tiến bán phù hợp với thị trường và các chương trình của đối thủ.
Thứ bẩy, yếu tố khác
Sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng internet, đặc biệt bán hàng ở Việt Nam đôi khi phải có một thứ rất vô hình đó là “Quan hệ”, mặc dù bản chất là xây dựng các quan hệ khách hàng nhưng nếu có cái gọi là “quan hệ” tốt cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc kinh doanh.
Thạo các quy trình bán hàng thông thường, để có thể hiểu biết về các bước thực hiện và phục vụ khách hàng nhanh chóng.
Nhiệt tình, vui vẻ thân thiện, giữ lời, tôn trọng khách hàng
Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi đi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh
Ngoài những câu hỏi chung, như những vị trí chức danh khác thì khi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh bạn có thể phải đối diện với câu hỏi phổ biến sau:
Bạn có biết nhân viên kinh doanh là làm những việc gì không?
Bạn có biết tố chất nào cho một người làm nhân viên kinh doanh?
Bạn biết công ty tôi bán sản phẩm gì không?
Bạn có đánh giá gì về sản phẩm hay tiềm năng của chúng tôi không?
Bạn có biết khách hàng của chúng tôi là ai không?
Theo bạn làm thế nào để tiếp cận được những khách hàng mà bạn vừa kể?
Khi tư vấn cho một khách hàng bạn tư vấn những gì?
Yếu tố nào quyết định giúp khách hàng chọn bạn và sản phẩm của chúng tôi?
Theo bạn chăm sóc khách hàng là gì?
Bạn có biết gì về đối thủ của chúng tôi không?
Khi bại khách hàng “chửi”, “chê” sản phẩm của mình bạn xử lý thế nào?
Nếu có một dự án mà có nhiều đối thủ cùng vào một lúc bạn sẽ hành động ra sao?
Những câu hỏi để đánh giá nhiệt huyết, thái độ của các bạn: khách hàng ở xa, khách hàng hẹn ngoài giờ, khách hàng khó tính.
Một số câu hỏi đo khả năng chịu áp lực: doanh thu tháng sau luôn giao cao hơn tháng trước, lương cứng thì cứ thấp dần, thậm chí không có…
Những câu hỏi tình huống xung đột, tranh cãi, lưa chọn, và bạn phải đưa là cách hành xử khi làm nhân viên kinh doanh?
Với các bạn trẻ đôi khi ra trường xin một việc kinh doanh, cũng là cách mà các bạn rèn luyện tốt nhất, nhanh nhất, và các nhà tuyển dụng cũng luôn đánh giá cao những người đã làm trực tiếp với khách hàng, đã thấu hiểu nỗi khổ vất vả của “Lính chiến trường” cho các vị trí quản lý.
Với bài viết này chắc chắn sẽ giúp các bạn có được cuộc phỏng vấn thành công, cũng như giúp các bạn có được cái nhìn về một nghề, và cơ hội phát triển của nghề đó.
Leave a Reply