Những câu hỏi hay để tuyển dụng vào vị trí bán hàng
Tuy bản thân đây không phải là câu hỏi nhưng nó lại có khả năng tuyệt vời trong khâu kiểm tra xem ứng viên đó có khả năng lý giải và hướng dẫn dễ hiểu hay không. Điều này rất quan trọng bởi vì nó đánh giá mức độ nhanh nhạy cũng như mức độ hiểu rõ vấn đề của ứng viên.
Rất nhiều người muốn trở thành nhân viên bán hàng nhưng chỉ một số ít thành công. Không đạt chỉ tiêu, không xử lý tốt từ chối, quá vô tổ chức, quá hung hăng, không đủ nhiệt tình, có vô số yếu tố khiến 1 người có thể bị loại ra khỏi vị trí bán hàng. Trong khi đó, những yếu tố để làm nên nhân viên bán hàng xuất sắc gần như không thể học mà à do trời phú. Vì thế, để xây dựng 1 đội ngũ nhân viên bán hàng vững mạnh, tìm kiếm được những ứng cử viên sáng giá là điều tiên quyết. Đây cũng là vấn đề gây đau đầu cho nhà tuyển dụng. Sau đây sẽ là 9 câu hỏi giúp tiết lộ về thế mạnh cũng như điểm yếu của ứng viên, những sở thích cũng như nguyện vọng của họ. Sau khi lắng nghe câu trả lời, việc lựa chọn người phù hợp sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Lần tới khi bạn bắt tay vào phỏng vấn cho vị trí bán hàng, hãy nhớ đến những câu hỏi này. Chúng sẽ giúp bạn khá nhiều trong việc tìm ra người phù hợp nhất cho đội ngũ bán hàng cho doanh nghiệp của mình.
1) Bạn làm cách nào để luôn cập nhật đối với thị trường mục tiêu của mình?
Ngay khi ứng viên có thị trường mục tiêu hoàn toàn khác với công việc mà họ đang phỏng vấn, ứng viên sẽ thể hiện khả năng của mình thông qua câu trả lời. Họ cần tiếp cận và tìm kiếm các kênh thông tin, thương mại, ấn phẩm liên quan để có thể cập nhật thông tin cho mình.
Hãy chắc rằng thông tin ứng viên đang tìm kiếm không chỉ là những thông tin phổ biến mang tính cá nhân mà còn có những thông tin chuyên môn khác. Ứng viên tiềm năng sẽ là người tận dụng những thông tin này để tiếp cận khách hàng của mình sau này.
2) Hãy giải thích giúp tôi
Tuy bản thân đây không phải là câu hỏi nhưng nó lại có khả năng tuyệt vời trong khâu kiểm tra xem ứng viên đó có khả năng lý giải và hướng dẫn dễ hiểu hay không. Điều này rất quan trọng bởi vì nó đánh giá mức độ nhanh nhạy cũng như mức độ hiểu rõ vấn đề của ứng viên.
3) Khi nào thì ngưng ‘theo đuổi’ khách hàng?
Câu trả lời lý tưởng sẽ phụ thuộc vào quy trình của công ty bạn nhưng nói chung thì ứng viên càng sẵn sàng kiên trì và dai dẳng thì càng tốt.
Việc theo sát (follow up) một hợp đồng sau khi đã đóng, dù thành công hay thất bại, đều sẽ khiến khả năng thành công cho hợp đồng tiếp theo cao hơn.
4) Bạn thường cảm thấy thoải mái nhất khi bán cho ai và tại sao?
Lắng nghe xem họ trả lời bằng cách miêu tả một người mua lý tưởng hay là 1 khách hàng cụ thể không liên quan gì đến quy trình mua. Tùy thuộc vào sản phẩm và dịch vụ của bạn mà câu trả lời của ứng viên sẽ phù hợp hay không.
5) Phần nào của quy trình sales mà bạn ít có hứng thú nhất?
Câu hỏi này chỉ đơn giản là ‘giơ cờ hiệu’ cho bạn biết liệu người này có rơi vào ‘vùng yếu kém’ của đội ngũ sales không. Nếu phần mà họ ít có hứng thú nhất lại là phần quan trọng nhất của công ty bạn thì rõ ràng chúng ta có vấn đề.
6) Điều gì tạo động lực cho bạn?
Đối với nhân viên bán hàng thì động lực vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết định thời gian 1 cá nhân có thể bám trụ ở ngành này được bao lâu.
Lương thưởng, thành tựu, cảm giác có ích, thỏa mãn cảm giác trở thành người giỏi nhất… có nhiều câu trả lời cho dạng câu hỏi này. Vậy câu nào mới là ứng viên tiềm năng? Cái đó phụ thuộc vào văn hóa công ty của bạn. Ví dụ, nếu làm việc nhóm là yếu tố tối quan trọng trong đội ngũ bán hàng của bạn, một ứng cử viên được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh nội bộ rõ ràng không phù hợp.
7) Làm cách nào để giữ được nụ cười trong những ngày khó khăn nhất?
Câu hỏi này sẽ tiết lộ thái độ của ứng viên trước sự từ chối. Họ có cần thời gian để phủi bỏ những cuộc đàm thoại khó chịu không? Hay họ sẽ vực dậy tinh thần ngay lập tức?
Mọi người đều có khoảng thời gian khó khăn khi tưởng chừng tất cả thất bại cùng đến 1 lúc. Vì vậy hãy coi chừng người trả lời rằng họ chưa từng trải qua thời điểm suy sụp nào. Chẳng có gì sai với thất bại cả, chừng nào mà ứng viên rút được những bài học quý giá từ đó.
8) Bạn nghĩ công ty của chúng tôi có thể làm gì tốt hơn?
Câu hỏi này phục vụ cho 2 mục đích: cho biết ứng viên đã tìm hiểu bao nhiêu về công ty trước buổi phỏng vấn, và câu trả lời sẽ đại diện cho lối suy nghĩ sáng tạo của họ cũng như cho biết về khả năng kinh doanh.
9) Những câu hỏi bạn thường thích hỏi khách hàng là gì?
Nhân viên bán hàng ngày nay phải đặt được nhiều câu hỏi cho khách hàng hơn là chỉ chăm chăm thuyết phục họ mua sản phẩm của mình. Những câu hỏi mở có tính chất tư vấn cho khách hàng phát hiện vấn đề của mình sẽ giúp cho nhân viên hiểu được rõ được khách hàng tiềm năng của mình cần gì. Và đây là thông tin vô giá để thuyết phục khách hàng.
Tuyển dụng nhân viên bán hàng có thể rất khác với tuyển dụng các vị trí còn lại trong công ty vì tính chất khắc nghiệt của công việc. Tuy nhiên, một đội ngũ bán hàng giỏi dù chỉ vỏn vẹn ba thành viên cũng đủ đem lại lợi nhuận trực tiếp cho công ty. Điều cuối cùng công ty cần phải nhớ là sau khi tuyển được nhân tài rồi, công tác huấn luyện và đào tạo tuyệt đối không được lơ là. Điều này không chỉ giúp họ mài dũa được năng lực mà còn tạo dựng được lòng trung thành đối với công ty.
Leave a Reply