Kinh nghiệm dành cho các bạn đi xin việc bán hàng

Người phỏng vấn xin việc bán hàng có thể ghi nhớ câu chuyện của bạn, hiểu về sự cam kết lâu dài của ứng viên. Cách làm này giúp bạn ghi điểm trong nhà tuyển dụng.
Để xin việc làm nhân viên bán hàng thành công, bạn cần áp dụng hiệu quả 7 chiến lược sau đây: kiên trì, chuẩn bị kỹ lưỡng, tùy chinh CV xin việc bán hàng,… Tham khảo chi tiết các kinh nghiệm và những câu hỏi phỏng vấn xin việc bán hàng thông dụng sau đây.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc
7 cách ứng phó khi bị hỏi về lương lúc phỏng vấn xin việc
Kinh nghiệm xin việc bán hàng: 7 chiến lược để thành công
1. Kiên trì

Kiên trì là đặc điểm quan trọng nhất của một người bán hàng thành công. Nếu bạn kiên trì xin việc một cách chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng có thể sẽ chú ý tới bạn. Họ muốn kiểm tra cách bạn phản ứng trước lời từ chối của họ.

Do đó, đừng vội đầu hàng khi hồ sơ xin việc bán hàng của bạn bị loại. Bạn có thể nhờ người quen giới thiệu lại bạn với nhà tuyển dụng. Sau đó gọi điện trực tiếp cho họ và gửi email cho người quản lý, trong đó giải thích ngắn gọn tại sao họ nên tuyển dụng hoặc ít nhất là phỏng vấn bạn. ” Tôi sẽ nỗ lực hết mình bán hàng cho công ty giống như tôi đang làm để đạt được công việc này” sẽ là một mở đầu ấn tượng khi viết cho nhà tuyển dụng.

2. Chuẩn bị kỹ lưỡng

Sai lầm lớn nhất của nhân viên là thiếu sự chuẩn bị. Hãy nhớ cuộc phỏng vấn giống như một cuộc trao đổi mua bán giữa bạn và nhà tuyển dụng. Khi đến lượt mình nói, hãy cho người phỏng vấn biết bạn đã chuẩn bị ra sao bằng cách nói ” Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn này, tôi đã…” và nêu những gì bạn đã làm, chẳng hạn:

– Đọc 3 báo cáo mới nhất về tình hình công ty

– Nghiên cứu website công ty để xác định sự phù hợp của mình với công ty

– Nói chuyện với một khách hàng về cách thức bán hàng và dịch vụ của công ty

Điều quan trọng là nhấn mạnh sự chuẩn bị của bạn. Nhà tuyển dụng muốn thấy điều đó ở bạn bởi họ cho rằng nếu không làm như vậy để đạt được công việc, bạn cũng sẽ không chuẩn bị khi làm việc cho họ.

3. Tuỳ chỉnh CV xin việc

Hãy đảm bảo rằng sơ yếu lý lịch của bạn nói rõ mình đang tìm kiếm công việc bán hàng ở lĩnh vực nào thay vì chỉ nói công việc bán hàng chung chung. Ngoài ra, CV cũng nên tập trung vào sự tương thích giữa năng lực, kỹ năng, quan điểm của bạn với công ty. Vì không có kinh nghiệm bán hàng nên bạn phải tập trung vào những yếu tố khác để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

4. Tiếp thị mạnh mẽ những thành tựu của bản thân

Hãy chứng tỏ rằng bạn có thành tích và có khả năng đạt tới thành công bởi đạt thành tích liên tục là chìa khoá thành công của nghề bán hàng. Dù chưa có kinh nghiệm về sales nhưng bạn đã đạt được nhiều thành công ở các lĩnh vực khác như trường học, thể thao… Hãy nhớ sự thể hiện trong quá khứ chính là dự đoán chính xác cho tương lai.

5. Định hình triết lý bán hàng trước khi phỏng vấn

Nếu muốn xin việc bán hàng thành công, hẳn nhiên bạn phải có kiến thức cơ bản cũng như có thể trình bày trôi chảy triết lý bán hàng khái quát và của công ty nói riêng. Khi đó, bạn có thể thảo luận với người phỏng vấn tầm quan trọng của việc nắm được nhu cầu khách hàng và tìm ra giải pháp nâng cao doanh số.

6. Chuẩn bị một ví dụ minh hoạ về kỹ năng bán hàng

Hãy chuẩn bị sẵn một tình huống khi bạn thuyết phục người nào đó thực hiện điều bạn muốn và miêu tả cách bạn đạt được mục tiêu của mình. Bạn cần phải chứng tỏ rằng mình có những kỹ năng sống cần thiết để làm tốt công việc này.


7. Luôn sẵn sàng làm việc

Khi không có kinh nghiệm bán hàng, bạn có thể bắt đầu bằng công việc thực tập hoặc tình nguyện. Tinh thần sẵn sàng làm việc không lương hoặc lương thấp (nếu điều kiện tài chính của bạn cho phép) sẽ là một chiến lược tốt giúp bạn tích lũy kinh nghiệm cũng như mở rộng mạng lưới quan hệ và gia tăng cơ hội cho bản thân.

Những câu hỏi phỏng vấn xin việc bán hàng thường gặp nhất và cách trả lời

Giới thiệu đôi nét về bản thân

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều dành từ 2 – 5 phút để ứng viên tự giới thiệu về bản thân. Đây là một câu hỏi quan trọng với ứng viên. Người phỏng vấn sẽ dựa trên những thông tin trả lời để tiếp tục đặt câu hỏi. Tùy vào giai đoạn xin việc, bạn có thể lựa chọn các thông tin phù hợp để trình bày. Nếu là sinh viên mới tốt nghiệp, hãy chú ý nhấn mạnh đến quá trình học tập, điểm mạnh và lợi thế của cá nhân phù hợp với vị trí ứng tuyển. Là người đã có kinh nghiệm bán hàng, hãy cho nhà phỏng vấn biết về thành tích nổi bật trong doanh số của chính bạn. Trả lời ngắn gọn, súc tích có trọng tâm là lưu ý cuối cùng dành cho câu hỏi này.

Tại sao bạn muốn làm công việc bán hàng?

“ Bởi về tôi cảm thấy thích” hay “Công việc này sẽ mang lại nhiều tiền” sẽ không giúp bạn tạo nên ấn tượng với nhà tuyển dụng mà đôi khi còn gây phản ứng ngược lại. Tập trung vào kinh nghiệm bán hàng của bản thân có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi này. Công việc bán hàng cho bạn cơ hội được thử thách chính mình, tiếp xúc với nhiều người. Thêm vào đó, bạn có thể kể cho nhà tuyển dụng nghe về ước mơ thời thơ ấu của mình, chỉ cho họ thấy rằng theo đuổi công việc bán hàng có thể giúp bạn thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Người phỏng vấn xin việc bán hàng có thể ghi nhớ câu chuyện của bạn, hiểu về sự cam kết lâu dài của ứng viên. Cách làm này giúp bạn ghi điểm trong nhà tuyển dụng.

Tại sao bạn từ bỏ công việc trước?

Đây thực sự là một câu hỏi khó. Câu trả lời sẽ nói với nhà tuyển dụng rất nhiều về cá tính của bạn . Nhà tuyển dụng muốn biết được những lý do có thể khiến bạn sẵn sàng thay đổi công việc. Bất kể nguyên nhân nào dẫn đến sự “chia tay” giữa bạn và công việc cũ, bạn cũng cần giữ vững sự tích cực khi kể về công việc, công ty và cấp trên.

Bạn đã được học rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Mối quan hệ với đồng nghiệp tạo cho bạn niềm vui, sự hiểu biết. Tìm kiếm công việc mới sẽ giúp bạn trải nghiệm nhiều hơn, gia tăng cơ hội học hỏi và ứng dụng những kinh nghiệm làm việc trước đây ở môi trường mới. Nói xấu về công ty và cấp trên trước đây chỉ khiến cảm xúc của bạn được thoải mãn nhưng lại tạo ra suy nghĩ không tốt của nhà tuyển dụng dành cho ứng viên.

Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra tích cực, sự nhìn nhận của bạn về bản thân cũng như theo dõi sự bình tĩnh của bạn trước một câu hỏi khó. Không dễ dàng để có được một câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi này. Nhiều ứng viên phỏng vấn ở vị trí bán hàng thường trả lời rằng “Điểm yếu của họ là không ngừng thúc đẩy việc bán hàng”. Đây là một câu trả lời sáo rỗng, khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về sự trung thực của bạn.

Hãy chọn lựa một điểm yếu thực sự của bản thân và trình bày thêm cách thức để khắc phục khuyến điểm này khi trả lời câu hỏi. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá về sự trung thực của bạn, hiểu rằng đây một ứng viên biết nhìn nhận về khả năng của mình cũng như có phương pháp để phát triển bản thân.

Động lực nào thúc đẩy bạn làm việc?

Câu hỏi phỏng vấn xin việc này thường được đặt ra vào cuối buổi – khi bạn đã gần đến được với cơ hội làm việc tại công ty. Nhà tuyển dụng muốn xác nhận đây có phải là ứng viên phù hợp với công ty và xem xét đến những hành động có thể giúp bạn phát huy năng suất lao động.

Khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể dễ dàng khám phá chính mình. Lương thưởng, thăng tiến trong công việc hay vì sự thỏa mãn cá nhân… là những động lực phổ biến giúp bạn làm việc tích cực hơn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *